GIẢO CỔ LAM GIẢM BÉO, HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG!
Là một cây thuốc quý, được ví như Nhân sâm, giảo cổ lam (GCL) có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Một trong những tác dụng quý của Giảo cổ lam là hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp và nhiều tác dụng khác. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.
Giảo cổ lam còn có tên gọi là cây trường sinh, cỏ thần kỳ, người Trung Quốc gọi là Jiaogulan, cây sâm nam, người Nhật gọi là cỏ trường sinh.
Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum, họ bầu bí.
Người Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc từ lâu xem cây này như thuốc trường sinh, bởi người ta thấy rằng một số nơi có truyền thống uống giảo cổ lam thì sống rất thọ.
Tại Việt Nam cây giảo cổ lam mới được sử dụng từ một vài năm gần đây, sau công trình nghiên cứu của giáo sư Phạm Thanh Kỳ. Ở nước ta cây giảo cổ lam mới chỉ được người đồng bào dân tộc dùng để đun nước tắm điều trị mẩn ngứa.
Rõ ràng GCL là một dược liệu quý đã được nhiều quốc gia sử dụng từ lâu.


Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã phát hiện cây GCL ở vùng núi Phanxipăng, Sa Pa (tỉnh Lào Cai), vùng núi đá vôi của tỉnh Hòa Bình từ năm 1997, xác định đúng là cây Gynostemma pentaphyllum (loại thảo dược quý mà rất nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng).

Đặc biệt là đã phát hiện GCL ở vùng núi đã vôi của tỉnh Hòa Bình chính là loại giảo cổ lam 5 lá (Ngũ diệp sâm) đây là loại giảo cổ lam rất quý hiếm mà các quốc gia như Nhật Bản và Trung Quốc đã và đang sử dụng.
1. Cao giảo cổ lam có tác dụng kháng oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế enzyme α-glucosidase
Tại Việt Nam: Nhóm nghiên cứu do Tống Tiểu Hoa và các cộng sự tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM đã tiến hành phân lập từ cao giảo cổ lam theo phương pháp đông khô chân, bằng các thử nghiệm các nhà nghiên cứu đã xác định được những đặc tính của cao giảo cổ lam như sau:
Cao giảo cổ lam có các hoạt tính sinh học như kháng oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế enzyme α-glucosidase (Cho thấy tiềm năng lớn của cây GCL trong điều trị bệnh tiểu đường).

2. Hạ đường huyết
Có bốn nghiên cứu của các trường đại học tại Trung Quốc đã tiến hành dùng chiết xuất GCL trên cơ thể chuột mắc bệnh tiểu đường trong 30 ngày.
Kết quả: Đường huyết lúc đói của chuột mắc bệnh tiểu đường giảm từ 17,56 mmol/L xuống 7,42 mmol/L. Đặc biệt các nhà nghiên cứu đã phát hiện chiết xuất giảo cổ lam có thể ức chế sự hấp thu glucose.
Nghiên cứu kết luận: Những kết quả này cho thấy GCL có thể được sử dụng như một thảo dược ngăn ngừa hiệu quả bệnh tiểu đường.

3. Hỗ trợ điều trị ung thư
Một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Trung Quốc tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu chất lượng nhà nước về y học Trung Quốc, Đại học Khoa học và Công nghệ Macau đã tóm tắt tổng hợp các nghiên cứu trước đây về hiệu quả chống ung thư của cây giảo cổ lam cho đến đầu tháng 8 năm 2016.
Nghiên cứu này của tài liệu cho thấy hơn 230 hợp chất đã được phân lập từ giảo cổ lam, cho thấy hoạt động ức chế đối với sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong ống nghiệm và in vivo. Hơn nữa, kết quả của một số nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng công thức giảo cổ lam có tác dụng phòng ung thư.

4. Điều trị béo phì
Một nghiên cứu được tiến hành trên cơ thể chuột tại ba trung tâm Nghiên cứu của Trung Quốc và bộ môn dinh dưỡng và Khoa học thực phẩm, Đại học Maryland , College Park, Maryland, Hoa Kỳ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất giảo cổ lam với liều 100mg và 300 mg/kg/ngày có thể làm giảm sự phát triển của tình trạng thừa cân ở chuột béo phì. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy với lượng 300 mg/kg/ngày có thể giảm đáng kể trọng lượng của chuột thí nghiệm, đồng thời àm tăng sự phong phú thêm hệ vi sinh vật đường ruột.

5. Cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ
Một nghiên cứu của tổng hợp của tám trung tâm nghiên cứu ở Trung Quốc đã tiến hành thì nghiệm dùng chiết xuất GCL trong 16 tuần trên cơ thể chuột được cho ăn nhiều chất béo. Kết quả cho thấy hàm lượng chất béo trung tính trong gan được cải thiện, với lipid thấp hơn trong tế bào gan.
Nghiên cứu kết luận giảo cổ lam có tác dụng cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.

6. Hỗ trợ điều trị bệnh parkinson
Một nghiên cứu mới đây được tiến hành trên mô hình chuột, bởi Trường Cao đẳng Dược và Trung tâm Nghiên cứu về Sinh học và Sức khỏe, Đại học Quốc gia Chungbuk, Cheongju, Hàn Quốc. Các nhà nghiên cứu nhận thấy chiết xuất ethano từ cây giảo cổ lam có tác dụng giúp cải thiện rõ rệt việc giảm các tế bào thần kinh của chuột được thí nghiệm. Và đi tới kết luận chiết xuất ethano từ cây giảo cổ lam có tác dụng bảo vệ thần kinh, hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson.